Root Tip Heldbrink 2 đầu 1.5mm/2.5mm

Mã sản phẩm: SA705/4
Thương hiệu: SA VIỆT NAM
Xem đánh giá
Còn hàng
350.000₫ Giá cũ: Rẻ hơn

✔️Chất liệu: Thép không gỉ

✔️Chất lượng cao, bền, an toàn khi sử dụng.

✔️Sản phẩm: Hàng chính hãng

✔️Quy cách: Cái

Phân loại:
Khuyến mại - Ưu đãi

Nhập mã SHIP20K giảm ngay phí ship 20k cho đơn hàng tối thiểu 1.000k Sao chép mã

Nhập mã SHIP30K giảm ngay phí ship 30k cho đơn hàng tối thiểu 3.000k Sao chép mã

Nhập mã SHIP50K giảm ngay phí ship 50k cho đơn hàng tối thiểu 5.000k Sao chép mã


Hoàn Tiền 100%

Trường hợp hàng giả

Được kiểm tra hàng

Mở hộp khi nhận hàng

Đổi trả hàng miễn phí

Trong 7 ngày nếu sản phẩm lỗi

Ưu điểm và lợi ích của Bẩy rootip 2 đầu SA

  • Đầu bẩy được gia công tinh xảo, dễ bóc tách, siêu cứng cáp.
  • Tay cầm sang trọng, vừa tay, thao tác dễ dàng - hiệu quả.
  • Thiết kế 2 đầu linh hoạt, dễ cầm và dễ xoay.
  • Bề mặt an toàn – màu sắc sáng, không trơn trượt.
  • Cân bằng tốt – Dễ kiếm soát cầm nắm.
  • Nhẹ – ít mỏi tay.
  • Mã màu rõ ràng – Dễ nhận thấy.
  • Lưỡi thép – Cứng, bén và bền, không gỉ.
  • Phần kết nối giữa lưỡi và tay cầm chặt chẽ – Đảm bảo vệ sinh.


Bẩy nhổ răng là gì?

Bẩy là một dụng cụ nha khoa thường được sử dụng để nhổ răng với công dụng làm đứt các dây chằng quanh chân răng, nới rộng huyệt và xương ổ răng, khiến cho chân răng lung lay, từ đó dễ dàng lấy răng ra khỏi xương ổ răng.

Trường hợp không có cây tác lợi thì bẩy nhổ răng có thể là dụng cụ để đánh giá hiệu quả gây tê, tách lợi nhằm tạo khoảng, giúp mỏ kìm bám được sâu hơn và bảo vệ lợi không bị tổn thương.

Vai trò, tác dụng

Dưới đây là vai trò và tác dụng của bẩy nhổ răng:

  • Làm đứt dây chằng, giãn rộng xương và huyệt ổ răng.
  • Tạo điều kiện cho kìm lấy răng và chân răng, tạo chỗ sâu hơn cho đặt kìm.
  • Dùng để kiểm tra hiệu quả của gây tê.Kiểm soát lực.

Phân loại bẩy nhổ răng

Bẩy là một dụng cụ nha khoa thường được sử dụng để nhổ răng. Bẩy nhổ răng có 2 loại là bẩy thẳng và bẩy khuỷu (hay còn gọi là bẩy cong) với cấu tạo bao gồm 3 bộ phận: Cán bẩy, thân bẩy và lưỡi bẩy.

Lưu ý

Nhổ răng bằng bẩy thường gây sang chấn xương ổ răng nhiều hơn khi nhổ bằng kìm nên chỉ khi nào thực sự cần thiết mới nên áp dụng. Các trường hợp được chỉ định dùng bẩy là khi chân răng nằm ngang và nằm sâu dưới bờ xương ổ răng.

Bẩy thẳng

Bẩy thẳng là loại bẩy có cả 3 phần lưỡi bẩy, thân bẩy, cán bẩy cùng nằm trên 1 trục hoặc nằm song song với nhau trên cùng 1 mặt phẳng.

Lưỡi của bẩy nhổ răng thẳng được thiết kế hình bán nguyệt, có đầu sắc, lưng khum và lõm trong lòng. So với phần thân thì lưỡi bẩy hơi nghiêng hơn một chút để dễ dàng đưa vào xương ổ răng.

Ấn bẩy hướng đến chóp theo trục của răng ta sẽ cắt đứt được dây chằng và khiến xương ổ răng rộng ra. Khi vừa ấn bẩy vừa lắc nhẹ, cạnh bên của lưỡi bẩy sẽ tác động lực và đẩy răng ra khỏi xương ổ răng.

Bẩy khuỷu (bẩy cong)

Khác với bẩy thẳng, bẩy khuỷu có phần lưỡi bẩy tạo với thân bẩy một góc tù hoặc vuông.

Tác động lực của loại bẩy này thường yêu hơn so với bẩy thẳng vì lực đã bị phân hóa trước khi tới răng và chủ yếu được sử dụng cho hàm dưới.

Cán bẩy được thiết kế theo nhiều hình thù khác nhau sao cho bác sĩ có thể nắm chắc chúng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, thông thường chúng sẽ được chế tác dưới dạng hình quả lê.

Bẩy nhổ răng được áp dụng trong trường hợp nào?

Nhổ răng bằng bẩy thường được chỉ định trong tình huống chân răng nằm ngang và nằm sâu dưới bờ xương ổ răng.

Bẩy còn là dụng cụ kết hợp hoặc phụ trợ cho kìm để nhổ những chiếc răng còn chắc hay chân răng dài mảnh, thân răng đã bị gãy vỡ nhiều, phức tạp.

Cách sử dụng bẩy nhổ răng

Cách sử dụng bẩy nhổ răng bao gồm 2 kiểu đó là bẩy vuông góc và bẩy song song.

  • Khi bẩy vuông góc, dụng cụ bẩy sẽ được đặt theo hướng vuông góc so với trục răng, lưỡi bẩy chếch ngang, hướng vào khe giữa xương ổ răng và răng tại vị trí bẩy. Kỹ thuật bẩy này chỉ áp dụng đối với bẩy thẳng.
  • Còn trong kỹ thuật bẩy song song, hướng đặt bẩy sẽ song song với trục răng. Khi đã để cây bẩy đúng hướng, bác sĩ sẽ ấn bẩy xuống phần xương ổ răng dọc theo trục răng sau đó xoay bẩy tại vị trí bẩy. Kỹ thuật bẩy này có thể dùng cho cả bẩy khuỷu và bẩy thẳng.
  • Vị trí đặt bẩy khi nhổ răng là khe hở giữa xương ổ răng và chân răng ở phía xa ngoài hoặc gần ngoài của răng.

Kỹ thuật bẩy

Dưới đây là kỹ thuật bẩy nhổ răng mà các nha sĩ nên tham khảo:

  • Áp dụng cho bẩy thẳng và khuỷu.
  • Kỹ thuật: ấn cây bẩy vào sâu xương ổ răng theo trục răng rồi xoay tại điểm bẩy.
  • Cơ chế: khi ấn bẩy hướng tới chóp răng sẽ làm đứt dây chằng, rộng xương ổ răng, xoay nhẹ sẽ làm cạnh lưỡi đẩy xương ổ răng ra khỏi ổ.
  • Chiều xoay:

        ✔️Hàm trên phải và dưới trái: theo chiều kim đồng hồ. 

        ✔️Hàm trên trái và dưới phải: ngược chiều kim đồng hồ.

Lưu ý khi bẩy nhổ răng

  • Bẩy theo hướng hơi chếch
  • Bẩy song song dễ trượt bẩy gây tổn thương phần mềm, cấu trúc giải phẫu (ống răng dưới, xoang hàm...), đẩy răng vào xoang hàm.

Kỹ thuật bẩy ngang

  • Chỉ áp dụng cho bẩy thẳng.
  • Cơ chế: bẩy tựa vào xương ổ răng, khi xoay bẩy cạnh lưỡi sẽ hất răng ra.
  • Chiều xoay bẩy:

        ✔️Hàm trên phải, dưới trái: ngược chiều kim đồng hồ.

        ✔️Hàm trên trái, dưới phải: theo chiều kim đồng hồ. 

  • Lưu ý: Bẩy ngang dễ nguy hại đến răng bên cạnh.

Bẩy khuỷu

Cơ chế: chiếm chỗ, xoay bẩy để di chuyển và hất răng ra.

Cách cầm bẩy nhổ răng

Cầm bẩy sao cho đúng là điều mà các nha sĩ cần quan tâm. Bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc cầm bẩy cũng khiến buổi điều trị diễn ra không suôn sẻ. Dưới đây là cách cầm bẩy đúng đắn mà các nha sĩ nên tham khảo:

  • Ngón trỏ duỗi theo trụ bẩy để giữ bẩy và giới hạn sự trượt.
  • Ngón cái đặt ở cổ bẩy, ba ngón còn lại ôm lấy phần cán nạy.
  • Cánh tay cầm nạy luôn ép sát thân mình để có điểm tựa tránh trượt tay.

Các bước, quy trình bẩy nhổ răng:

Hãy cùng tìm hiểu về quy trình bẩy nhổ răng dưới đây.

  • Trục bẩy nghiêng 45° so với trục răng.
  • Điểm đặt bẩy: ở phía GN/ XN, giữa chân răng và xương ổ răng.
  • Mặt lõm của bẩy áp vào chân răng.
  • Đưa bẩy từ từ (không làm từng hồi).
  • Giữ cánh tay tựa vào thân mm.
  • Tuyệt đối không dựa vào răng bên cạnh.
  • Kết thúc nhổ răng - lấy răng ra bằng kìm.

Cách lựa chọn bẩy nhổ răng uy tín, chất lượng, giá rẻ

Bẩy nhổ răng là dụng cụ quan trọng trong nha khoa. Vì vậy, các nha sĩ nên quan tâm đến chất lượng của bẩy để đảm bảo uy tín, chuyên nghiệp và sự an toàn trong quá trình điều trị. Dưới đây là cách lựa chọn bẩy nhổ răng mà các bác sĩ nha khoa không thể bỏ qua:

  • Chất liệu: Lựa chọn bẩy nhổ răng được làm từ chất liệu thép không gỉ để đảm bảo bẩy dùng được lâu bền.
  • An toàn cho người sử dụng: Điều cần chú ý nhất chính là độ an toàn của bẩy đối với người sử dụng, giúp đảm bảo an toàn cho cả bác sĩ và bệnh nhân và đem đến quá trình điều trị hài lòng nhất, tăng uy tín của phòng khám.
  • Phù hợp với mục đích sử dụng: Bẩy có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã, phù hợp với nhiều trường hợp điều trị. Do vậy mà nha sĩ cần lựa chọn đúng kiểu mẫu mã mà mình cần dùng cho bệnh nhân để giảm thiểu chi phí và thời gian điều trị.
  • Trọng lượng nhẹ: Vì thao tác bằng tay nên bẩy nhổ răng cần có trọng lượng nhẹ để đảm bảo bác sĩ nha khoa có thể  thao tác trong thời gian dài mà không bị mỏi tay, tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Thiết kế dễ cầm, dễ xoay, dễ thao tác.
  • Phần kết nối giữa tay cầm và lưỡi cần phải chắc chắn để đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Để đảm bảo được tất cả các tiêu chí lựa chọn trên thì các nha sĩ nên đến với Dentamark - Siêu thị trực tuyến nha khoa uy tín và chất lượng. Dentamark luôn mang đến những sản phẩm nha khoa hàng chính hãng với chất lượng cao và giá rẻ. Còn chần chờ gì mà không truy cập ngay Dentamark.vn để nhận nhiều ưu đãi trong tháng.

👉 Tìm hiểu thêm nhiều loại bẩy răng khác: https://dentamark.vn/bay-nho-rang 

Những điều bình thường và bất thường sau nhổ răng

Sau khi nhổ răng thì có rất nhiều điều khó chịu nhưng lại là bình thường xảy ra. Tuy nhiên nếu điều khó chịu bình thường đó mà kéo dài quá lâu thì nó lại trở thành điều bất thường. Khi đó các bạn nên tới tái khám hoặc các cơ sở y tế để kiểm tra. Dưới đây chính là những điều khó chịu bình thường sau khi nhổ răng.

✔️Đau và khó chịu:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, thường 2 ngày liền.
  • Kéo dài trên 5 ngày cần đi khám lại.

✔️Chảy máu:

  • Cắn gạc 15- 30p.
  • Đặt chất cầm máu vào ổ răng.
  • Nếu chảy máu liên tục cần tới cơ sở y tế.

✔️Phù nề:

  • Chườm lạnh 30p/ lần, 24h đầu.

✔️Hạn chế há miệng:

  • Thời gian kéo dài bao lâu phụ thuộc vào mức độ can thiệp nặng/ nhẹ.
  • Thông thường khoảng 3- 7 ngày sau nhổ.
  • Dài hơn có thể tập há miệng.

Những việc nên làm sau nhổ răng

✔️Thực hiện theo y lệnh bác sĩ.

✔️Chườm lạnh 24h đầu.

✔️Nghỉ ngơi.

✔️Thông báo bác sĩ nếu có bất thường.

Những việc nên tránh sau khi nhổ răng

Tránh ăn đồ rắn, thô, quá lạnh, quá nóng...

Không khạc nhổ, mút, chíp.

Không súc miệng 6h đầu.

Không nhai kẹo cao su/ hút thuốc.

Kiêng bia rượu 24h đầu.

Không chườm nóng.

Như vậy, bẩy nhổ răng là một dụng cụ nha khoa cần thiết và không thể thiếu trong phòng khám. Để có thể sở hữu một bộ bẩy đẹp, chất lượng và độ bền cao thì hãy đến với Dentamark - nơi cung cấp đầy đủ các vật liệu nha khoa uy tín, hàng chính hãng,  giá cá rẻ nhất thị trường.

Xem thêm Thu gọn

Denta Mark chuyên kinh doanh, cung cấp và phân phối các sản phẩm về vật liệu, thiết bị, vật tư nha khoa

Đánh giá Root Tip Heldbrink 2 đầu 1.5mm/2.5mm